Giới thiệu chức năng nhiệm vụ Phòng Thí nghiệm nghiên cứu Dự báo và Cảnh báo thiên tai Khí tượng thủy văn
Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Dự báo và Cảnh báo thiên tai Khí tượng Thủy văn trực thuộc Khoa Khí tượng-Thủy văn-Hảỉ dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Đại học Quốc gia Hà Nội. Phòng được định hướng nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh vực Khí tượng – Thủy văn – Hải dương. Phòng có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cơ bản về lĩnh vực Khí tượng – Thủy văn – Hải dương và phát triển, phổ biến kiến thức mới mang tính ứng dụng cao cho ngành Dự báo thời tiết ở Việt Nam.
Chức năng, nhiệm vụ của phòng bao gồm:
1. Nghiên cứu khoa học
NCKH lâu nay luôn được các trường đề cao, chú trọng, đặt ra như một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên và là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá năng lực nghiên cứu của người giảng viên, nghiên cứu viên. Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn luôn được Ban Chủ nhiệm Khoa coi trọng, phòng Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Dự báo và Cảnh báo thiên tai Khí tượng Thủy văn xác định xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế hàng năm để mỗi cán bộ, giảng viên căn cứ triển khai thực hiện. Đảm bảo các hoạt động nghiên cứu khoa học của phòng:
- Bám sát sự chỉ đạo của lãnh đạo Khoa, Trường về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn được giao từ đầu năm.
- Chú trọng chất lượng nghiên cứu thông qua việc chủ động khảo sát, điều tra, nắm tình hình thực tiễn ở địa phương, cơ sở; phân tích, chọn lọc những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học, chính xác và khả thi. Nâng cao năng lực viết bài báo quốc tê cho đội ngũ nghiên cứu viên, giảng viên.
- Tăng cường sự phối hợp với các tổ chức, cơ quan đơn vị, cá nhân làm công tác nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
- Tổ chức thường xuyên cho cán bộ, giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở địa phương, cơ sở, tạo môi trường cho họ gắn lý luận với thực tiễn, qua đó tiếp tục tổng kết thực tiễn để đổi mới hoạt động nghiên cứu, giảng dạy trong nhà trường.
2. Đào tạo nguồn nhân lực cao về dự báo
- Khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ tham gia các khóa đào tạo dài hạn và ngắn hạn, trong và ngoài nước. Nâng cao kỹ năng thực hành trên các mô hình số cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, và cán bộ trẻ bằng cách: Nâng trình độ ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
Hiểu và áp dụng các kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kiến thức chung về khoa học trái đất làm cơ sở cho ngành khí tượng học. Hiểu và áp dụng các kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, tin học làm cơ sở cho ngành khí tượng học. Hiểu và áp dụng các kiến thức, phương pháp toán trong cơ học chất lỏng nói chung để giải quyết các vấn đề trong khí tượng học. Hiểu và áp dụng kiến thức ngành khí tượng để lý giải và dự báo các quá trình, hiện tượng xảy ra trong khí quyển. Có khả năng phân tích vấn đề theo logic, so sánh và phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ..
- Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, thảo luận thời tiết nhóm cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, và cán bộ trẻ. Có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển lĩnh vực khí tượng, am hiểu vai trò, tác động của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội đối với ngành nghề trong bối cảnh hiện tại, tương lai, ở trong nước và quốc tế. Có khả năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc, chiến lược phát triển đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề đào tạo. Có kỹ năng lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức.
- Tạo các bản tin dự báo và cảnh báo từ hạn ngắn đến hạn mùa đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội: Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ về khoa học kỹ thuật của nghề, khả năng phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề trong nghề nghiệp. Có khả năng nghiên cứu cải tiến trong nghề nghiệp, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ các kỹ thuật khoa học tiên tiến. Đào tạo nâng kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn. Các giảng viên, nghiên cứu viên dùng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point), có khả năng lập trình bằng ngôn ngữ Fortran và sử dụng các phần mềm đồ họa (Grads, Ncar graphics, Sufer, GIS …); có thể sử dụng thành thạo Internet và các thiết bị văn phòng.
- Phải cân đối hài hòa giữa nghiên khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, tổng kết thực tiễn; gắn nghiên cứu lý luận với thực tiễn, gắn kết quả nghiên cứu với địa chỉ ứng dụng. Trong đó, ưu tiên thực hiện các nghiên cứu về phát triển dự báo, đặc biệt là trong xây dựng các bộ công cụ và mô hình phân tích, đánh giá; chú trọng các nghiên cứu đón đầu, dự báo mang tầm chiến lược để giải quyết các vấn đề mới trong lĩnh vực dự báo đảm bảo an sinh xã hội.
- Tạo môi trường và điều kiện làm việc để triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp: tạo ra một thời gian biểu làm việc năng động, linh hoạt, phù hợp để đánh giá nghiên cứu viên, giảng viên qua hiệu quả công việc. Có chiến lược, với những mục tiêu, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn một cách rõ ràng. Điều này giúp cho nghiên cứu viên, giảng viên thấy rõ được những tiềm năng phát triển của phòng và có thể an tâm cống hiến.
Sản phẩm Khoa học của của phòng chính là các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Từ các đề tài nghiên cứu khoa học, giảng viên và nghiên cứu viên trẻ của phòng còn có cơ hội học hỏi, bổ sung những kiến thức mới phù hợp với thực tiễn xã hội, đồng thời tạo nguồn thu nhập ổn định để yên tâm công tác.