Giới thiệu - BỘ MÔN THỦY VĂN

2010-04-01 09:11:47
BM Thủy văn và Tài nguyên nước

 

 

Bộ môn Thủy văn được thành lập vào năm 1984 tại Khoa Địa lý - Địa chất trường Đại học Tổng hợp Hà Nội gồm 4 cán bộ giảng dạy: PTS.Nguyễn Văn Tuần, KS. Nguyễn Thị Nga (về trường từ 1979 ở Bộ môn Địa lý), KS. Nguyễn Thị Phương Loan và KS. Nguyễn Thanh Sơn (về trường từ 1983 ở Bộ môn Hải dương) và 1 cán bộ nghiên cứu: KS. Đặng Quý Phượng  (về trường 1981 ở Bộ môn Địa mạo).

Đội ngũ

         Chủ nhiệm Bộ môn: PGS. TS. Nguyễn Văn Tuần (1984 - 2000); ThS. GVC. Nguyễn Thị Nga (2000 - 2004); PGS. TS. Nguyễn Hữu Khải (2004 - 2009); TS. Trần Ngọc Anh (2009 - nay)

           Phó chủ nhiệm Bộ môn: TS. Nguyễn Thanh Sơn (1984-2004)

       Danh sách cán bộ: PGS.TS. Nguyễn Văn Tuần (1984 - 2008, nghỉ hưu), ThS. GVC. Nguyễn Thị Nga (1984 - 2011, nghỉ hưu), PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn (1984 - nay), ThS. GVC. Đặng Quý Phượng (1984 - nay), ThS. GVC. Nguyễn Thị Phương Loan (1984 - 1993 - sau đó chuyển sang khoa Môi trường), TS. Vũ Kiên Trung (1994-1995, sau đó đi đào tạo ở Nhật và nay công tác tại Bộ NN&PTNT), PGS.TS. Trần Ngọc Anh (1997 - nay), PGS.TS.   Nguyễn Tiền Giang (1997 - 2006- sau đó chuyển lên khối hiệu bộ), PGS.TS. Nguyễn Hữu Khải (1998 - nay), CN.GV. Nguyễn Đức Hạnh (2008 - nay), ThS. NCV Trịnh Minh Ngọc (2008 - nay), ThS. Nguyễn Phương Nhung (2009 - nay), ThS. Nguyễn Ý Như (2011 - nay)

Đào tạo

            Bộ môn Thủy văn bắt đầu đào tạo đại học ngành thủy văn đầu tiên là khóa K30 (1985-1990) với 10 sinh viên. Những khóa đào tạo tiếp theo là K32 (1987 - 1992) với 4 sinh viên tốt nghiệp, K36 (1991 - 1995) với 10 sinh viên tốt nghiệp. Từ khóa K39 đến nay việc đào tạo đại học được tiến hành liên tục với số lượng sinh viên ngày càng tăng. Từ năm 2004, bắt đầu đào tạo sau đại học cả hai bậc tiến sỹ và thạc sỹ.

            Các sinh viên thành đạt: TS. Vũ Thu Lan (K30) - Phó Viện trưởng Viện Địa lý; TS. Lê Thị Việt Hoa (K30), ThS. Nguyễn Thị Tuyết (K32) - Chủ nhiệm Khoa Khí tượng Thủy văn Trường Đại họcTài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, TS. Trần Ngọc Anh (K36) - Phó Chủ  nhiệm Khoa KTTV & HDH kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Thủy văn, TS. Đặng Thanh Mai (K36) - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV trung ương, ThS Trịnh Xuân Quảng (K36) - Chánh Văn phòng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT, Trần Duy Chiến (K36) - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh)

Hướng nghiên cứu chính

1 Quản lý tổng hợp lưu vực sông:  Đây là một quan điểm mới trong việc khai thác và quản lý  tổng hợp nguồn nước bao gồm các nội dung chính: 1) Kiểm kê và đánh giá nguồn nước các lưu vực sông; 2) Điều tra và đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên nước; 3) Cân bằng nước hệ thống; 4) Dự báo và quy hoạch sử dụng nguồn nước hợp lý; 5) Các giải pháp phát triển nguồn nước

2. Nghiên cứu tai biến lũ lụt, lũ quét và các biện pháp phòng chống:  Bao gồm các nội dung sau: 1) Phát triển phương pháp và xây dựng công nghệ dự báo lũ lụt và lũ quét; 2) Xác định nguyên nhân và xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt và  hệ thống cảnh báo lũ lụt và lũ quét; 3) Nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến lũ lụt đối với từng khu vực cụ thể

3. Nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến thủy tai và tài nguyên nước.  Bao gồm: 1) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự biến đổi tài nguyên nước và sự phát triển nguồn nước; 2) Các nguy cơ thủy tai do biến đổi khí hậu: lũ lụt, xói lở, lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn; 3) Biến đổi khí hậu và quỹ đất trên các lưu vực sông; 4) Biến đổi khí hậu và nhận thức cộng đồng trước nguy cơ thiếu nước; 5) Biến đổi khí hậu, các hiện tượng cực đoan về nước và các giải pháp đối phó; 6) Chiến lược  phát triển kinh tế xã hội với biến đổi khí hậu;

4. Nghiên cứu quá trình xói mòn lưu vực và bồi xói các dòng sông. 1) Đánh giá hiện trạng và dự báo xói mòn trên lưu vực; 2) Đánh giá các quá trình diễn biên lòng sông bằng các mô hình thủy thạch động lực: bồi xói sâu, bồi xói ngang và ảnh hưởng của các công trình đến bồi xói; 3) Nghiên cứu các giải pháp phòng chống bồi xói.

5. Nghiên cứu quản lý chất lượng nước và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước (nước mặt và nước ngầm).             1) Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt và nước ngầm các lưu vực sông 2) Các giải pháp quy hoạch phát triển và xử lý nguồn nước; 3)Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và nước sử dụng phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.

6. Nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nước và  năng lượng tái tạo được.  1) Xây dựng hệ thống thể chế chính sách quản lý và phát triển nguồn nước; 2) Khai thác và quản lý nguồn tài nguyên thủy năng; 3) Chính sách phát triển năng lượng sạch và bảo vệ môi trường; 4) Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc phát triển bền vững tài nguyên nước.

7. Dòng chảy môi trường. 1) Xác định các chỉ tiêu dòng chảy môi trường cho các con sông cụ thể; 2) Điều tra, đánh giá dòng chảy môi trường; 3) Các tiêu chí quy hoạch sử dụng tài nguyên nước đáp ứng dòng chảy môi trường; 4) Các giải pháp đảm bảo dòng chảy môi trường

8. Phát triển  lý thuyết. 1) Cải tiến các mô hình số thủy văn và thủy lực; 2) Phát triển công nghệ GIS trong các bài toán thủy văn và thủy lực; 3) Xây dựng các phần mềm tính toán thủy văn; 4) Xây dựng các phần mềm quản lý hiệu quả tài nguyên nước lưu vực sông.