THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2019, NGÀNH HẢI DƯƠNG HỌC

2019-03-07 03:22:40
Tuyển sinh

1. Giới thiệu chung

- Tên ngành: Hải dương học

- Mã xét tuyển: QHT17

Tổ hợp xét tuyển A00, A01, B00, D07

- Khoa: Khí tượng thủy văn và Hải dương học 

- Liên hệ: www.hmo.hus.vnu.edu.vn

2. Chuẩn đầu ra:

2.1          Về kiến thức và năng lực chuyên môn

2.1.1. Về kiến thức

Tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Hải dương học; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực Hải dương học – khoa học và công nghệ biển để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường; và có các kiến thức cụ thể theo các nhóm sau:

2.1.1.1. Kiến thức chung

-      Hiểu bối cảnh và tư tưởng đường lối của Nhà nước Việt Nam được truyền tải trong khối kiến thức chung vận dụng vào nghề nghiệp và cuộc sống;

-      Có trình độ ngoại ngữ tối thiểu tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

2.1.1.2. Kiến thức theo lĩnh vực

-      Hiểu và áp dụng các kiến thức cơ sở về khoa học tự nhiên và kiến thức chung về khoa học trái đất làm cơ sở cho ngành Hải dương học - khoa học và công nghệ biển.

2.1.1.3. Kiến thức theokhối ngành

-      Hiểu và áp dụng các kiến thức cơ bản về toán, lý, hóa, tin học làm cơ sở cho ngành Hải dương học - khoa học và công nghệ biển.

2.1.1.4. Kiến thứctheonhóm ngành

-      Hiểu và áp dụng cáckiến thức, phương pháp toán trong cơ học chất lỏng và kiến thức GIS và viễn thám để giải quyết các vấn đề trong Hải dương học - khoa học và công nghệ biển.

2.1.1.5. Kiến thức ngành

-      Hiểuvà áp dụng các kiến thức bổ trợ có liên quan để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề chuyên môn, tham giavà thực hiện các nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ biển.

2.2          Về kĩ năng

2.2.1     Kĩ năng chuyên môn

2.2.1.1. Kĩ năng nghề nghiệp

-      Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;

-      Có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, sắp xếp, điều hành công việc một cách có hiệu quả.

2.2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề

-      Có khả năng lập luận, tư duy theo hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực Hải dương học - khoa học và công nghệ biển.

2.2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức

-      Có khảnăng cập nhật kiến thức, tổng hợp và phân tích tài liệu, nghiên cứu để phát triển, bổ sung kiến thức trong lĩnh vực liên quan.

2.2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống

-      Có khả năng phân tích vấn đề theo logic, so sánh và phân tích với các vấn đề khác và nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ.

2.2.1.5. Hiểu bối cảnh xã hội và ngoại cảnh

-      Có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển lĩnh vực hải dương học, am hiểu vai trò, tác động của ngành nghề đến xã hội và các yêu cầu của xã hội đối với ngành nghề trong bối cảnh hiện tại, tương lai, ở trong nước và quốc tế.

2.2.1.6. Hiểu bối cảnh tổ chức

-      Có khả năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc, chiến lược phát triển đơn vị, quan hệ giữa đơn vị với ngành nghề đào tạo.

2.2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn

-      Có khả năng vận dụng linh hoạt và phù hợp kiến thức, kỹ năng được đào tạo với thực tiễn nghề nghiệp, khả năng làm chủ về khoa học kỹ thuật của nghề, khả năng phát hiện và giải quyết hợp lý vấn đề trong nghề nghiệp.

2.2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp

-      Có khả năng nghiên cứu cải tiến trong nghề nghiệp, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển ngành nghề và khả năng làm chủ các kỹ thuật khoa học tiên tiến.

2.2.2     Kĩ năng bổ trợ

2.2.2.1 Các kĩ năng cá nhân

-      Có kỹ năng học và tự học, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý, thích ứng với sự phức tạp của thực tế.

2.2.2.2 Làm việc theo nhóm

-      Có kỹ năng hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ năng làm việc giữa các nhóm khác nhau.

2.2.2.3 Quản lí và lãnh đạo

-      Có kỹ năng điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể, phát triển và duy trì quan hệ với các đồng nghiệp.

2.2.2.4 Kĩ năng giao tiếp

-      Có kỹ năng lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức.

2.2.2.5     Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ

-      Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được các ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

2.2.2.6     Các kĩ năng bổ trợ khác

-      Có thể dùng thành thạo Microsoft Office (Word, Excel, Power Point), có khả năng khai thác và ứng dụng các phần mềm tính toán trong hải dương học, có khả năng lập trình bằng ngôn ngữ FORTRAN và sử dụng các phần mềm đồ họa (Grads, Matlab, Surfer, MapInfo, GIS…); có thể sử dụng thành thạo Internet và các thiết bị văn phòng.

2.3          Về phẩm chất đạo đức

2.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

-      Tự tin, linh hoạt, nhiệt tình, có chí tiến thủ, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, rủi ro...

2.3.2.Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

-      Say mê nghiên cứu khoa học, khám phá kiến thức, có trách nhiệm trong công việc, thích ứng với môi trường đa văn hóa.

2.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

-      Tôn trọng pháp luật, làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống tích cực và có tinh thần hướng về cộng đồng. 

3. Khung Chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo :                                                  136 tín chỉ

-

Khối kiến thức chung:                                                                     28 tín chỉ

(chưa tính Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng – an ninh, Kĩ năng bổ trợ)

-

Khối kiến thức theo lĩnh vực:

6 tín chỉ

-

Khối kiến thức theo khối ngành:

23 tín chỉ

-

Khối kiến thức theo nhóm ngành:

9 tín chỉ

-

Khối kiến thức ngành:

70 tín chỉ

 

+ Bắt buộc:

51tín chỉ

 

+ Tự chọn:

     12/49 tín chỉ

 

+ Khóa luận tốt nghiệp/các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp:

 

7 tín chỉ

4. Triển vọng nghề nghiệp

- Cơ hội thực tập: Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có đủ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ tham gia học các chương trình đào tạo sau đại họctạiTrường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN hoặc các cơ sở đào tạo kháctrong và ngoài nước.

- Vị trí nghề nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có đủ năng lực của một cử nhân ngành Hải dương học có thể là viên chức, cán bộ nghiên cứu làm việc tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm dự báo và các Đài, Trạm Khí tượng - Thủy văn - Hải văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Sở, Ban, Ngành chức năng của các tỉnh trong cả nước, phục vụ các ngành kinh tế, xã hội và quốc phòng. Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng để tiếp tục được đào tạo các bậc sau đại học.

5. Học phí, học bổng và môi trường học:Theo quy định của Đại học Quốc gia HN, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

6. Nghiên cứu, ứng dụng:

Trong quá trình học tập, sinh viên có thể tham gia nghiên cứu khoa học  theo các chủ đề dưới sự hướng dẫn của các giảng viên thuộc chuyên ngành Hải dương học ở các cấp.

7. Hoạt động sinh viên:

Sinh viên sẽ hoạt động phong trào trong các tổ chức như Chi đoàn, Liên chi đoàn và Hội sinh viên.